Thi pháp Nikolay Vasilyevich Gogol

D. S. Mirsky miêu tả thế giới của Gogol là "một trong những thế giới kỳ diệu nhất, khó lường nhất và nguyên bản nhất - nói theo hướng nghiêm khắc nhất - từng được một người nghệ sĩ ngôn từ tạo ra."

Gogol đốt bản thảo tiểu thuyết Những linh hồn chết tập 2 - Tranh của Ilya Repin

Một đặc trưng chính khác trong văn chương của Gogol là cái nhìn về thực tại và con người "giống như một người theo chủ nghĩa ấn tượng". Ông thấy thế giới ngoài kia biến hóa đầy lãng mạn, đặc biệt hiện rõ ở sự biến đổi không gian kỳ lạ trong các câu chuyện kiểu Gô-tíc như "Sự trả thù kinh khủng" và "Một nơi say đắm". Những bức tranh của ông về tự nhiên chứa đựng hàng đống chi tiết kỳ lạ này chất lên điều kỳ lạ khác, tạo nên một sự hỗn độn không sao kết nối được. Con người theo miêu tả của ông mang màu sắc châm biếm, được vẽ bằng thủ pháp "biếm họa" - nhằm phóng đại những đặc điểm dễ thấy và thu gọn họ xuống thành những mẫu thức hình học. Nhưng những hình ảnh hoạt họa như vậy vẫn có sức thuyết phục, chân thật và không thể không nhận ra được, thông qua những nét vẽ nhẹ nhàng nhưng dứt khoát của một thực tại khó lường trước. Điều này dường như làm bản thân thế giới ta đang thấy nghèo nàn đi trông thấy.

Nhà văn Gogol khi đủ trưởng thành nhìn thực tại qua một khía cạnh mà tiếng Nga gọi là poshlosts, mang nghĩa "tầm thường, sáo rỗng, thấp kém", vừa mang tính luân lý vừa mang tính tinh thần, lan rộng trong trong một số nhóm người hoặc toàn xã hội. Giống như Sterne trước đây, Gogol là một người phá hoại những điều cấm kỵ và ảo tưởng lãng mạn đầy vĩ đại. Ông làm hao mòn Chủ nghĩa lãng mạn Nga bằng việc tạo dựng nên hình ảnh chính quyền thô bỉ không còn đẹp đẽ và uy nghi như trước đây. "Đặc tính của văn học Gogol là sự dư thừa vô hạn, mà chẳng bao lâu sau ta sẽ thấy đó vốn là sự rỗng tuếch hoàn toàn, và đồng thời còn là một vở hài kịch phong phú đột nhiên biến thành nỗi sợ siêu hình." Truyện ngắn của Gogol thường đan xen yếu tố cảm xúc và chế nhạo, còn như trong "Chuyện về cuộc cãi vã giữa Ivan Ivanovich và Ivan Nikiforovich" lại bắt đầu với tình huống đầy vui vẻ rồi kết thúc bằng một câu châm ngôn nổi tiếng: "Thưa các quý vị, thế giới này thật buồn tẻ".

Tem lưu niệm Liên Xô phát hành nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày mất của Gogol (năm 1952). Tem in hình Gogol đàm luận với nhà phê bình Belinsky, người đánh giá rất cao các tác phẩm của Gogol nhưng cũng chỉ trích ông gay gắt trong bức thư nổi tiếng "Thư gửi Gogol".

Gogol kinh ngạc khi giới phê bình diễn giải rằng tác phẩm kịch Quan thanh tra là bản cáo trạng nhà nước Sa hoàng mặc dù chính Sa hoàng Nicholai I là người bảo trợ cho vở kịch này. Bản thân Gogol, người ủng hộ nhiệt thành phong trào thân Slav, luôn tin vào sứ mệnh thiêng liêng của cả triều đại Romanov và Giáo hội Chính thống Nga. Giống như Fyodor Dostoyevsky, Gogol phản đối gay gắt những người ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến và những người tán thành việc giải tán Giáo hội Chính thống giáo.

Sau khi bày tỏ quan điểm bảo vệ giới quý tộc, nông nô và Giáo hội Chính thống giáo trong tác phẩm Những đoạn chọn lọc từ các lá thư gửi bạn bè (1847), Gogol chịu sự chỉ trích dữ dội từ nhà phê bình danh tiếng Vissarion Belinsky, người từng rất ủng hộ ông. Là trí thức Nga đầu tiên công khai nói về học thuyết kinh tế của Karl Marx, Belinsky buộc tội Gogol đã phản bội độc giả qua việc bảo vệ hiện trạng nước Nga.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nikolay Vasilyevich Gogol http://www.nhanvan.com/bookstore/tranthibonggiay/t... http://www.thotre.com/index.php?menu=detail&mid=55... http://www.acad.carleton.edu/curricular/RUSS/Mosco... http://www.hrono.info/organ/rossiya/natur_scol.htm... http://www.tanvien.net/tg/tg23_trong_khi_cho_gogo.... http://www.tienve.org/home/literature/viewLiteratu... http://ilibrary.ru/author/gogol/ http://az.lib.ru/editors/g/gogolx_n_w/ https://www.gutenberg.org/author/Nikolai_Vasilievi... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Nikola...